Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

NGHĨ VỀ NGÀY SÁCH VIỆT NAM VÀ CƠ HỘI NÂNG TẦM VĂN HÓA ĐỌC (21/4)

Chủ trương có một Ngày sách Việt Nam thật đúng đắn và kịp thời, vì đúng là “văn hóa đọc” của nước ta đang thực sự đứng trước nguy cơ mai một. Đọc sách với mỗi người là cơ hội để được tiếp cận với  khối lượng tri thức khổng lồ, nhưng hiện nay có một thực tế ai cũng thấy rất rõ là nguy cơ làm mai một thói quen đọc bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn.


Từ nhiều năm nay, chuyện người Việt ngày càng “lười” đọc sách là một thực tế không thể phủ nhận. Con số thống kê của Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) chắc khiến mỗi người trong chúng ta đều không khỏi giật mình nhìn nhận lại chính bản thân ta.
Đó là: tính đến năm 3013, mức hưởng thụ bình quân của người dân Việt Nam mới chỉ đạt 3,2 bản sách/người (kể cả sách giáo khoa). Còn theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách/năm tại thư viện. Số sách phân bổ tại các thư viện bình quân là 0,35 bản sách/người. Khảo sát của Thư viện Quốc gia Việt Nam cho thấy, bạn đọc của Thư viện chỉ chiếm khoảng 8-10% dân số. Có khoảng 30 nghìn bạn đọc thường xuyên đăng ký đọc tại trụ sở, còn thư viện cấp tỉnh chỉ khoảng 1.000-2.000 bạn đọc. Con số đó tại các thư viện cấp huyện, xã còn thấp hơn nhiều: 5-600 và 1-200. Ở nông thôn, miền núi, thậm chí còn thấp hơn.


Vâng! Hãy bắt đầu từ “Ngày Sách Việt Nam”, mỗi chúng ta cùng tham gia với tư cách là chủ thể của các hoạt động ấy để góp phần gây dựng, phục hồi và nâng tầm “văn hóa đọc” trong cộng đồng.






Tham khảo tác giả Minh Thư
(Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội)

(Đăng trên www.Dantri.com.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét