Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

AHLLVTND THIẾU TƯỚNG ĐẶNG TRẦN ĐỨC

Trong những nhà tình báo siêu hạng của chúng ta, có 2 điệp viên vừa được phong quân hàm cấp tướng vừa được phong danh hiệu anh hùng. Đó là Phạm Xuân Ẩn và ông- AHLLVTND Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức. Tên của vị lão tướng này cho đến nay vẫn chưa hề xuất hiện trên sách báo. Cuộc đời ông là một chuỗi dài những chuyện hào hùng gay cấn xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới của Tổ quốc, trong đó có hơn 20 năm hoạt động đơn độc giữa Sài gòn.


AHLLVTND Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức

Đặng Trần Đức (1922-2004), sinh tại Thanh Trì-Hà Nội; bí danh Ba Quốc – 3Q, Nguyễn Văn Tá; là Thiếu tướng tình báo Quân đội Nhân Dân Việt Nam,  nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Cục trưởng Cục 12, Tổng cục II-Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
Tháng 3 năm 1945 tham gia Việt Minh tại khu Hàng Trống, Hà Nội; được tuyển vào Công an xung phong, từng giữ chức Trung đội trưởng Công an thanh niên xung phong Mặt trận Việt Minh khu Khâm Thiên, Hà Nội.
Trong Chiến tranh, vào những năm 60 đến khoảng đầu những năm 70 của thế kỷ 20, Ba Quốc hoạt động trong cơ sở tình báo số H.67 của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Từ năm 1963, Ba Quốc được cài vào làm một trong những trợ lý "trung thành" của Bác sỹ Trần Kim Tuyến tại bộ phận tình báo trong nước thuộc Phủ Đặc ủy Trung Ương tình báo Việt Nam Cộng hòa (CIO) do Trần Kim Tuyến đứng đầu. Ở vị trí này, Ba Quốc được tiếp cận với hầu hết các tài liệu quan trọng trong mạng lưới tình báo của Việt Nam Cộng hòa.
AHLLVTND Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức khi chiến đấu trong lòng địch
-làm tại Phủ Đặc ủy Trung Ương tình báo Việt Nam Cộng hòa

Từ đây  ông đã tiếp cận nhiều nguồn tin  quý giá từ đối phương, sau đó cung cấp về cho Mặt Trận ở ngoài, những gì ông đóng góp là vô cùng giá trị, góp phần vào công cuộc cách mạng giải phóng Miền Nam.
Bằng lòng yêu nước vô bờ bến và tài năng bẩm sinh, ông đã thực hiện nhiều điệp vụ siêu hạng, trong đó có việc cứu đồng chí Nguyễn Văn Linh -sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Ông được biết là một trong 5 nhà tình báo siêu hạng của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, 4 người còn lại là:
1/ AHLLVTND Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn
2/ Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ
3/ AHLLVTND Đại tá Phạm Ngọc Thảo
4/ AHLLVTND Đại tá Lê Hữu Thúy
Ông đã được Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam tặng thưởng nhiều huân huy chương:
  • Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân Dân
  • Huân chương Độc Lập hạng ba;
  • Huân chương Quân Công hạng hai;
  • Huân chương chiến thắng hạng hai;
  • huân Chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất;
  • Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, ba;
  • Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì, ba;
  • Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng nhất, nhì, ba;
  • Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba;
  • Huy chương Quân kỳ quyết thắng.

AHLLVTND Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức và AHLLVTND Thiếu tá tình báo 
Nguyễn Văn Thương-bên phải
Ông mất hồi 5h30 phút, ngày 26/3 năm 2004 tại Quân y viện 175, thành phố Hồ Chí Minh
Ông được táng ở đồi Lạc Cảnh- nghĩa trang TP Hồ Chí Minh, gần với mộ của các nhà Tình báo xuất sắc như Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Đại tá Phạm Ngọc Thảo......
Ông có để lại câu nói :" nếu có đi trở lại, tôi sẽ vẫn đi đường này"
Luôn nhớ ơn những hi sinh đóng góp to lớn của ông cho sự nghiệp giải phóng Dân Tộc.
                                          (Thông Chánh- có tham khảo tài liệu)

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7


                                                       Nước mắt của Mẹ
Chị -Liệt sĩ Võ Thị Sáu
Mộ chị Võ Thị Sáu ở Bà Rịa Vũng Tàu

Ra đến pháp trường, tên chánh án hỏi chị: “Còn yêu cầu gì trước khi chết?”. Chị nói: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”. 
                                                 (Thông Chánh)

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Kỷ niệm 96 năm ngày sinh Nelson Mandela - người hùng của cộng đồng LGBT Nam Phi

                                                  Nelson Rolihlahla Mandela

"Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người đã hoàn thành điều người đó coi là trách nhiệm với dân tộc của ông ta, với đất nước của ông ta, ông ta có thể yên nghỉ. Tôi tin rằng tôi đã hoàn thành nỗ lực đó, và vì vậy, đó là lý do tôi sẽ ngủ yên trong vĩnh hằng"-Mandela

Mandela đã nhận được nhiều giải thưởng của Nam Phi, nước ngoài và quốc tế, trong đó có giải Nobel Hòa Bình năm 1993.
Đại hội đồng Liên hiệp Quốc thông báo ngày sinh của Mandela, 18 tháng 7, sẽ được gọi là "Ngày Mandela" để ghi nhớ sự đóng góp của ông vào nền tự do của thế giới.
                                                              (THÔNG CHÁNH)

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Kỷ niệm 49 năm ngày mất của AHLLVTND Đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo (17/07/1965 - 17/07/2014)

Đất nước đã thống nhất, có biết bao sự hi sinh sương máu của các chiến sĩ, của nhân dân đổ xuống vì tự do độc lập Dân tộc.Trong những sự hi sinh đó có những sự hi sinh thầm lặng, đôi khi chết đi vẫn mang trong mình cái màu áo của đối phương.

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân- Đại tá Phạm Ngọc Thảo là một trong năm nhà tình báo xuất sắc nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.


(AHLLVTND- Đại tá Phạm Ngọc Thảo năm 1965 khi còn hoạt động trong lòng địch-ảnh wiki)

Khi Cách mạng tháng tám bùng nổ, anh cả của ông là Gaston Phạm Ngọc Thuần tham gia Việt Minh ở Vĩnh Long và được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ.Năm 1946, trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khai giảng. Ông cùng 12 chiến sỹ Nam Bộ khác được cử ra Sơn Tây học tập. Tốt nghiệp khoá I, ông được điều về Phú Yên nhận nhiệm vụ làm giao liên. Một lần, ông được giao nhiệm vụ đưa một cán bộ về Nam Bộ. Đó chính là Lê Duẩn, người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tình báo của ông sau này.

Những năm ấy, rất ít người biết Phạm Ngọc Thảo là một nhà tình báo, người ta chỉ biết ông là một sĩ quan có khả năng chính trị và ngoại giao. Sau ngày Việt Nam thống nhất, nhiều đồng đội đã vô cùng chua xót khi thấy mộ ông vẫn chỉ là nấm mồ vô danh. Họ đã sưu tầm tư liệu, đề nghị Nhà nước truy tặng ông danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân... Rất nhiều nước mắt xúc động, cảm thương của những người chiến binh già đã rơi khi kể lại câu chuyện về ông. 


Phạm Ngọc Thảo được coi là một trong 5 tình báo viên xuất sắc nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam (4 người kia là AHLLVTND Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, AHLLVTND Thiếu tướng Đặng Trần Đức, Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ và AHLLVTND Đại tá Lê Hữu Thúy. Một số người còn cho ông là điệp viên xuất sắc nhất bởi 3 đặc điểm chính:
  1. Phạm Ngọc Thảo là tình báo viên hoạt động đơn tuyến, không có đồng đội trực tiếp hỗ trợ, chỉ chịu sự chỉ đạo về chiến lược của Lê Duẩn. Nhiệm vụ của ông không phải là đưa tin mà là tác động đến sự "thay đổi chế độ". Có thể nói, với nhiệm vụ này, tầm quan trọng của Phạm Ngọc Thảo ngang với sức mạnh của một đạo quân.
  2. So với các tình báo viên khác, Phạm Ngọc Thảo là người có thể tác động trực tiếp đến chính quyền và quân đội. Là sỹ quan cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông có tác động, thậm chí trực tiếp đạo diễn và tham gia chỉ đạo hàng loạt vụ đảo chính làm rung chuyển gây mất ổn định chính quyền Nam Việt Nam những năm 1964-1965.
  3. Trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái quân đội, Phạm Ngọc Thảo bị xem là đối tượng nguy hiểm và bị đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Dù vậy, ông vẫn tiếp tục nhiệm vụ mà không trốn chạy để bảo toàn mạng sống. Thậm chí, cả khi bị bắt và tra tấn đến chết, Phạm Ngọc Thảo vẫn không lộ tung tích của mình. Mãi sau này, khi ông được truy phong, người ta mới biết ông là tình báo viên.

AHLLVTND, Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn từng nói: 
" Khác với nhiệm vụ của tôi. Ông ấy có nhiệm vụ làm mất ổn định của chế độ Diệm và vạch âm mưu đảo chính, còn tôi là một nhà tình báo chiến lược. Nhiệm vụ của ông Phạm Ngọc Thảo nguy hiểm hơn nhiệm vụ của tôi rất nhiều "
( ảnh AHLLVTND, Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn -wiki)













Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói : " anh Phạm Ngọc Thảo đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong công tác cách mạng của chúng ta"
(ảnh Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt -wiki)















Năm 1987 Đảng và Nhà nước truy tặng ông danh hiệu liệt sĩ, với quân hàm Đại tá Quân đội Nhân Dân Việt Nam , danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân Dân. Hiện nay, mộ Phạm Ngọc Thảo được đưa về nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh, trên đồi Lạc Cảnh (huyện Thủ Đức). Mộ ông nằm cạnh mộ những tên tuổi nổi tiếng như Lưu Hữu Phước, Can Trường, Phạm Ngọc Thạch..

Luôn nhớ mãi đóng góp hi sinh của cá nhân ông cùng biết bao con người đã ngã xuống vì Độc lập , tự do, thống nhất Tổ Quốc ta.

                                                                    (THÔNG CHÁNH)

Nghe tiếng giã gạo

                                                       Nghe tiếng giã gạo



Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Hồ Chí Minh)

Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam

Trung Quốc đã thực hiện khoan thăm dò bất hợp pháp 2 giếng dầu tại khu vực này từ đầu tháng 5 vừa qua.


Tân hoa xã cho biết, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) thông báo rằng, giàn khoan Hải Dương-981 đã hoàn tất hoạt động khoan thăm dò ngoài khơi ở khu vực gần đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và rút về Lăng Thủy, Hải Nam, Trung Quốc.

Theo quan sát của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, khi di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 luôn được một số lượng lớn tàu bảo vệ chặt chẽ, trong đó có cả tàu khu trục lớp Lữ Dương 1 mang số hiệu 169.

Trước đó, chiều 15/7, Cục KN (Bộ NN - PTNT) cho biết trong ngày nhiều tàu cá của TQ ở vùng biển có giàn khoan Hải Dương-981đã di chuyển hướng về phía đảo Hải Nam. TQ còn duy trì khoảng 70 - 75 tàu bảo vệ giàn khoan, trong đó có 5 tàu quân sự, 16 - 18 tàu kéo, 17 - 18 tàu vận tải, 32 - 34 tàu hải cảnh.
Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và dư luận quốc tế trong suốt thời gian qua./.

                                                      ( www.baoquangngai.vn )