Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

30/4 NHỚ BÁC-VỊ CHA GIÀ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Tố Hữu
Bác Hồ
"muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Ðảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng..., gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế".
(trích Di chúc của Bác)
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Chiến khu Việt Bắc sau phiên họp Hội đồng Chính phủ tổng kết Chiến dịch Biên giới 1950

Ngày Đất Nước thống nhất, chúng ta không có Bác, nhưng trong tim mỗi người con dân tộc Việt Nam, Bác luôn sống mãi với nước non.Đất Nước sẽ vững bước, giàu mạnh để không phụ lòng mong mỏi của Người
                                             (THÔNG CHÁNH)



KỶ NIỆM 14 NĂM NGÀY MẤT CỦA CỐ THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG

Trong dịp mừng đất nước thống nhất, cũng là dịp chúng ta kỷ niệm 14 ngày mất của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng (29/04/2000-29/04/2014)

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng
Phạm Văn Đồng (1 tháng 3, 1906 – 29 tháng 42000) là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (19551987).
Ông là học trò, cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976  và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Ông có tên gọi thân mật là "Tô", đây từng là bí danh của ông
Với bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, ông được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi với ông đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận xét về ông "tác phong giản dị mà lịch thiệp", "lối sống đạm bạc mà văn hóa" "rất mực ôn hòa" "hết mức bình dị" và "Năm trước, ở bài viết trong cuốn sách kỷ niệm về anh Sáu Thọ, tôi có nhắc tới biệt danh “Sáu Búa” thể hiện tính quyết đoán cao và sự thẳng thắn trong đấu tranh nội bộ của anh Sáu. Với Anh Tô, tôi thấy dường như Anh là sự bù trừ cho anh Sáu và một số anh khác.".
Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Vân Đồng lúc sinh thời
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng của Việt Nam và nhiều huân chương khác của Liên XôLào,CampuchiaCubaBulgariaBa Lan và Mông Cổ.
Từ đầu thập niên 80 thế kỷ XX, do bị teo dây thần kinh đáy mắt nên mắt ông bắt đầu mờ dần.
Ông mất tại Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2000, hưởng thọ 94 tuổi.
Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đám tang Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 2000
Trước khi qua đời, Phạm Văn Đồng đã dặn dò Phạm Sơn Dương, người con trai duy nhất của mình:
Ba không có tài sản gì để lại cho con. Ba chỉ để lại một sự nghiệp để tiếp tục. Ba yêu cầu con chăm sóc má con, chăm lo dạy bảo các con của con mạnh khỏe, ngoan ngoãn, học giỏi trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước, xứng đáng là người sĩ quan của quân đội ta.

                                                  THÔNG CHÁNH
                                         (bài viết có tham khảo tài liệu)

KHÔNG KHÍ 30/4 HÌNH ẢNH ĐẠI TƯỚNG MÃI SỐNG CÙNG NHÂN DÂN

Ngày kỷ niệm giả phóng Miền Nam, thống nhất đát nước sắp tới, chúng ta bồi hồi nghĩ về Đại Tướng, những giây phút bất diệt cùng Dân Tộc.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Giải phóng miền Nam là nguyện vọng thiêng liêng của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Điều đó đã được thể hiện trong Nghị quyết tháng 6-1973 của Bộ Chính trị và sau đó, trong Nghị quyết số 21 vào tháng 7-1973 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ 24-5 đến 30-6-1973) xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam lúc bấy giờ là “Tiếp tục con đường bạo lực cách mạng mở đường đi tới thắng lợi cuối cùng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẩn trương thành lập Tổ trung tâm của Cục tác chiến gồm những cán bộ tham mưu chiến lược giỏi do tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng, và tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng tham mưu trưởng trực tiếp chỉ đạo. Tổ trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, lập kế hoạch tác chiến chiến lược giải phóng miền Nam.

Bộ tổng tham mưu họp bàn kế hoạch giải phóng Miền Nam

Ngày 18-3-1975, trong cuộc họp Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị “Hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm nay (1975). Bộ Chính trị đã đồng ý “hạ quyết tâm hoàn thành kế hoạch hai năm ngay trong năm 1975”. Với quyết tâm đó, cuộc tiến công chiến lược trên thực tế đã chuyển thành cuộc tổng tiến công chiến lược . Cũng từ ngày 18-3 đến 25-3-1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp chính thức để nghe báo cáo và hạ quyết tâm mới. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề đạt: “Không cần đợi giải phóng xong Huế mới bắt đầu tiến công Đà Nẵng; phải đánh Đà Nẵng ngay...ở hướng Sài Gòn, lực lượng đã đủ - yêu cầu trong tháng 5 phải giải quyết xong Sài Gòn.

Chúng ta sẽ không bao giờ quên  Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của Đại Tướng chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng".











Đại tướng sẽ mãi mãi trong lòng dân.
                     
(Bài viết có tham khảo trang www.baodaklak.vn)

Ông cố vấn:THIẾU TƯỚNG VŨ NGỌC NHẠ

Ông nổi tiếng với biệt danh Ông cố vấn vì từng làm cố vấn cho một số chính trị gia cao cấp của Việt Nam Cộng hòa và là nhân vật chủ chốt trong vụ án cụm tình báo A.22 làm rung động chính trường Sài gòn vào cuối năm 1969.
THIẾU TƯỚNG VŨ NGỌC NHẠ thứ 2 từ trái sang
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (1928-2002) là một trong 4 huyền thoại trong ngành Tình báo Việt Nam, và là một Thiếu tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh 30 tháng 3 năm 1928 tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (quê cha) nhưng từ nhỏ sống tại quê mẹ - Giáo xứ Phát Diệm, Ninh Bình.
Thời thanh niên, ông có vào học ở trường dòng một thời gian, rồi lên Hà Nội để học thi bằng Tú tài. Đầu năm 1945, sau cuộc đảo chính 9 tháng 3, ông làm quen với một cán bộ Việt Minh là Hoàng Minh Vân và được người này hướng dẫn tham gia cách mạng
Cuối năm 1946, ông tham gia chiến đấu chống Pháp tái chiếm Đông Dương tại mặt trận Hà Nội. sau ông trở về Thái Bình, tham gia công tác dân vận của chính quyền Việt Minh tại địa phương, phụ trách khối Công giáo vận, với bí danh là Lê Quang Kép. Năm 1951, để tiện hoạt động trong vùng bị Pháp kiểm soát, ông đã nhờ người em trai làm một chứng minh thư giả mang tên Vũ Ngọc Nhạ. Và cái tên này về sau trở thành nổi tiếng.
Năm 1953, qua sự giới thiệu của Bí thư Liên khu ủy Khu 3 là nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, ông được ông  Trần Quốc Hương tuyển chọn vào cơ quan tình báo quân sự để đào tạo cán bộ hoạt động trong giới Công giáo.
Vào Nam hoạt động
Năm 1954,ông Hoàng Minh Đạo , thủ trưởng cơ quan tình báo quân sự đã ra chỉ thị tung một số điệp viên chiến lược vào miền Nam để chuẩn bị cho thời kỳ "hậu Hiệp định Geneve". Vũ Ngọc Nhạ là một trong số những điệp viên đó.
Sau khi vào Nam, ông cùng gia đình cư trú tại giáo xứ Bình An, không lâu sau chuyển sang sinh sống khu chợ Thị Nghè. Ông xin được một chân đánh máy trong Bộ Công chánh. Trong thời gian này, ông chủ yếu tập trung vào việc xây dựng vỏ bọc an toàn, nên thường xuyên lui tới giáo xứ Bình An và văn phòng Hội cựu tự vệ Công giáo Phát Diệm, qua đó chiếm được cảm tình của linh mục Hoàng Quỳnh và trở thành người giúp việc cho Giám mục Lê Hữu Từ. Cũng trong thời gian này, ông nhận ra được những yếu điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa giới Công giáo với chính quyền, yếu tố quan trọng mà về sau được ông sử dụng như một thủ pháp để hoạt động tình báo. Từ khi vào Nam, ông thường dùng các tên gọi như Hai LongHai NhạHai Nhã theo thứ bậc của người miền Nam và ông cũng được linh mục Hoàng Quỳnh đặt một tên gọi riêng là Hoàng Đức Nhã.
Tuy vậy, cuối tháng 12 năm 1958, ông bị một nhân viên phản gián của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung, tên là Nguyễn Tư Thái (tự Thái đen) nhận diện nhưng ông vẫn hoạt động tại vùng Thái Bình cho đến từ cuối năm 1952. Vì lý do này, ông bị Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung bắt giữ và bị giam để chờ xác minh tại trại giam Tòa Khâm, Huế. Do công tác chuẩn bị tốt, do sự vận động của linh mục Hoàng Quỳnh, cộng với sự may mắn, ông không bị kết tội vì không đủ hồ sơ, nhưng vẫn bị giam giữ một cách không chính thức đến tận giữa năm 1961.
Xây dựng Cụm tình báo chiến lược A.22
Được xem như một cố vấn cho tướng Thiệu trong lĩnh vực quan hệ với giới Công giáo, ông nhanh chóng trở thành một "Ông cố vấn" lần thứ hai, với sức ảnh hưởng đến chính giới còn mạnh hơn so với thời anh em Diệm - Nhu, nhất là từ sau khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống vào năm 1967. Để khai thác một cách triệt để hơn sức ảnh hưởng và nguồn thông tin lớn, cấp trên của ông đã mở rộng nhiệm vụ của ông thành mạng lưới, rồi cụm tình báo A.22 (vốn là mật danh riêng của ông) do Nguyễn Văn Lê làm Cụm trưởng, ông làm Cụm phó trực tiếp phụ trách lưới tình báo. Toàn bộ cụm A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Nguyễn Đức Tín , Chỉ huy phó Tình báo quân sự tại miền Nam.

Vụ án Huỳnh Văn Trọng và 42 ông điệp báo

Tuy tổ chức rất chặt chẽ, nhưng do hoạt động mạnh và có ảnh hưởng đến chính giới cũng như chính quyền Sài Gòn, CIA nhanh chóng phát hiện thấy điều không bình thường của những nhân vật riêng rẽ này, vốn hầu hết đều là những nghi can về tội làm điệp viên và từng bị giam giữ tại trại Tòa Khâm. Do đó, cơ quan CIA đã tiến hành điều tra để phá vỡ cụm tình báo vô cùng nguy hiểm này. Hồ sơ các cựu tù nhân trại Tòa Khâm được giở lại từ giữa năm 1968. Do quy mô, cũng như sức ảnh hưởng quá lớn và tính chất phức tạp của vụ án, mãi hơn một năm sau CIA mới chuyển giao thông tin cho Tổng Nha Cảnh sát điều tra vụ án. Một đơn vị đặc biệt có mật danh S2/B đã được thành lập và đã tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22 vào trung tuần tháng 7 năm 1969.
Về cơ bản, cụm tình báo gần như bị phá vỡ hoàn toàn. Các chứng cứ về hoạt động tình báo hầu như đầy đủ. Chính giới Sài Gòn rung động vì quy mô của vụ án: 42 cán bộ và cơ sở điệp báo, hoạt động rộng và có ảnh hưởng trong nhiều cơ quan chính quyền cũng như các tổ chức chính trị, một phụ tá tổng thống bị bắt... Khi vụ án được đưa ra xét xử vào tháng 11 năm 1969, báo giới Sài Gòn đã mệnh danh đây là “Vụ án chính trị của thế kỷ", “Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại”
Tiếp tục hoạt động
Sau khi được trao trả, cuối năm 1973, ông được đưa về Phòng tình báo quân sự để làm công tác xác minh. Đầu năm 1974, sau khi đã kiểm tra thông tin, ông được khôi phục hoạt động bí mật và được công nhận quân hàm Trung Tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đồng thời nhận được quyết định khen thưởng về thành tích của Cụm A.22 đồng thời với quyết định kỷ luật cảnh cáo vì chịu trách nhiệm trong việc lưới tình báo này bị vỡ. Tháng 4 năm 1974, ông trở về hoạt động bán công khai tại Củ Chi, với mục đích xây dựng một cụm tình báo chiến lược mới do ông làm cụm trưởng, xây dựng cơ sở tình báo và nối lại quan hệ với các tổ chức chính trị thuộc Lực lượng thứ 3, đặc biệt là khối Công giáo. Tháng 1 năm 1975, ông trở lại Sài Gòn, sống bất hợp pháp và hoạt động trong Lực lượng thứ 3 với tư cách là một đại biểu Công giáo. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông có mặt bên cạnh tướng Dương Văn Minh tại dinh Độc Lập, chứng kiến những giờ phút cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa.
Mãi đến năm 1987, khi cuốn tiểu thuyết Ông cố vấn hồ sơ một điệp viên của Hữu Mai xuất bản, thân thế và sự nghiệp của ông mới được công chúng biết tới. Để tôn vinh sự nghiệp hoạt động của ông, năm 1988, Đảng và Nhà nước phong hàm Thiếu tướng cho Vũ Ngọc Nhạ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ

Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng:
  • Huân chương Độc lập hạng ba,
  • Huân chương Quân công hạng ba,
  • Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì,
  • 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba,
  • Huân chương Chiến thắng hạng nhì,
  • Huân chương Kháng chiến hạng nhất,
  • 3 Huân chương Chiến sĩ giải phóng (hạng nhất, nhì, ba);
  • 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng nhất, nhì, ba);
  • Huy chương Quân kỳ quyết thắng,
  • Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Ông qua đời lúc 6 giờ 7 phút ngày 7 tháng 8 năm 2002 tại TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 75 tuổi. Phần mộ cửa ông hiện nay được đặt tại nghĩa trang Lạc Cảnh, Thành phố Hồ Chí Minh, trong khu vực dành riêng cho các tướng lĩnh, gần mộ phần của 2 điệp viên nổi tiếng khác là Phạm Xuân Ẩn và Đặng Trần Đức. Mộ phần của Đại tá Phạm Ngọc Thảo cũng cách đó không xa.
                                                     THÔNG CHÁNH
                                                 (Bài viết có tham khảo)





Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

SỨ MỆNH HOÀN HẢO CỦA AHLLVTND- ĐẠI TÁ PHẠM NGỌC THẢO

"Các nhà tình báo thông thường có nhiệm vụ giấu mình, thu thập, khai thác tin tức chuyển về trung tâm. Riêng Phạm Ngọc Thảo đi thẳng vào hàng ngũ kẻ thù, tung hoành hoạt động vì Tổ quốc cho tới tận lúc hy sinh, trường kỳ mai phục và độc lập tác chiến. Anh là người tình báo đặc biệt có một không hai"-Ông Trần Bạch Đằng, nguyên Phó ban tuyên huấn Trung ương cục miền Nam.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam Phạm Ngọc Thảo

Phạm Ngọc Thảo (19221965) là một tình báo viên bí ẩn trong suốt chiến tranh Việt Nam
Ông sinh ngày 14 tháng 2 năm 1922 tại Sài Gòn, nguyên quán Vĩnh Long, (có tài liệu là Bến Tre). Cha ông là Adrian Phạm Ngọc Thuần một địa chủ lớn người Công giáo, có quốc tịch Pháp. Ông Adrian Phạm Ngọc Thuần có tới hơn 4000 mẫu đất và gần 1000 căn nhà rải rác ở khắp các tỉnh Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Sa Đéc, Vĩnh Long. Ông Thuần có quốc tịch Pháp nên các con đều được sang Pháp học.
Phạm Ngọc Thảo còn có tên là Albert Phạm Ngọc Thảo, còn gọi là Albert Thảo. Mọi người thường gọi là Chín Thảo vì ông được sinh thứ 8 trong gia đình.
Lúc nhỏ ông học một trường tư thục Công giáo nổi tiếng ở Sài gòn đó là trường Lasan Taberd (Có tài liệu nói học trường Chasseloup Laubat- ngày nay là trường THPT Lê Quý Đôn). Khi học xong tú tài, khác với các anh em khác, ông không sang Pháp du học (do Thế chiến thứ hai xảy ra) mà ra Hà Nội theo học trường Kỹ sư Công chính Hà Nội.
Tham gia Mặt trận Việt Minh
Năm 1946trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khai giảng. Ông cùng 12 chiến sỹ Nam Bộ khác được cử ra Sơn Tây học tập. Tốt nghiệp khoá I, ông được điều về Phú Yên nhận nhiệm vụ làm giao liên. Một lần, ông được giao nhiệm vụ đưa một cán bộ về Nam Bộ. Đó chính là Lê Duẩn, người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tình báo của ông sau này.
Sau khi trở về Nam Bộ, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phòng mật vụ Ban quân sự Nam Bộ – tổ chức tình báo đầu tiên của cách mạng ở Nam Bộ, rồi được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 410, Quân khu 9 (có tài liệu nói là tiểu đoàn 404 hoặc tiểu đoàn 307).
Giai đoạn bắt đầu hoạt động
Sau Hiệp định Genève, các cán bộ của Việt Minh (cả dân sự lẫn quân sự) đều được tập kết ra Bắc. Cũng có nhiều cán bộ Việt Minh đã bí mật ở lại hoạt động. Riêng trường hợp của Phạm Ngọc Thảo, chính Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã chỉ thị cho ông không tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam để hình thành "lực lượng thứ ba". Về việc này, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “anh Ba Duẩn rất tin cậy Phạm Ngọc Thảo và đã giao cho đồng chí Thảo một nhiệm vụ đặc biệt”.
Hoạt động trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Ban đầu, Diệm – Nhu chưa thấy được tài năng của Thảo nên chỉ giao cho anh những chức vụ “hữu danh vô thực” như Tỉnh đoàn trưởng bảo an đoàn, tuyên huấn đảng Cần lao nhân vị...Nhưng Thảo đã biết cách “bộc lộ” mình bằng cách viết báo.Đại tá Trần Hậu Tưởng, bạn học trường võ bị của ông kể: Lúc học ở Sơn Tây, chúng tôi có phong trào làm báo tường rất mạnh, đại đội nào cũng làm một tờ báo, anh em tập viết báo rất sôi nổi. Có lẽ đó cũng là một “vốn” quý cho Thảo sau này.
Năm 1960, sau khi học một khóa chỉ huy và tham mưu ở Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, Phạm Ngọc Thảo được thăng thiếu tá và được cử làm Thanh tra Khu Trù Mật.
Biết Phạm Ngọc Thảo từng là chỉ huy du kích Việt Minh, đầu năm 1961 Ngô Đình Nhu đã quyết định thăng ông lên trung tá và cử làm tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa (tức Bến Tre) để trắc nghiệm Chương trình Bình định. Từ khi ông nhậm chức, tình hình an ninh tại vùng này trở nên rất yên ổn, không còn bị phục kích hay phá hoại nữa. Tuy nhiên, do có nhiều tố cáo nghi ngờ ông là cán bộ cộng sản nằm vùng, anh em Ngô Đình DiệmNgô Đình Nhu đã ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và cho ông sang Hoa Kỳ học một khóa về chỉ huy và tham mưu. Từ đó Bến Tre tiếp tục mất an ninh. Trước đó, khi lên tỉnh trưởng, ông đã quyết định thả ngay hơn 2000 tù nhân đang bị giam giữ, liên lạc với bà Nguyễn Thị Định, tạo điều kiện cho khởi nghĩa Bến Tre bùng nổ. Chính sách không cho binh lính đàn áp dân chúng tùy tiện của Phạm Ngọc Thảo đã “bật đèn xanh” cho phong trào “đồng khởi” sau này.
ảnh AHLLVTND-Đại Tá Phạm Ngọc Thảo thời còn hoạt động trong lòng địch

Tham gia các cuộc đảo chính
Tháng 9 năm 1963 Bác sĩ Trần Kim Tuyến nguyên Giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị (thực chất là trùm mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu một cuộc đảo chính. Phạm Ngọc Thảo đã kêu gọi được một số đơn vị như Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, Biệt động quân, Bảo an... sẵn sàng tham gia. Để chấm dứt âm mưu đảo chính này, ngày 6 tháng 9 năm 1963, Tổng thống Diệm đã cử Trần Kim Tuyến đi làm Tổng lãnh sự tại Ai Cập.
Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ ngày 1 tháng 11 năm 1963 (cuộc đảo chính do một nhóm tướng lĩnh khác chủ mưu), Phạm Ngọc Thảo được lên chức đại tá, làm tùy viên báo chí trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Một thời gian sau, ông được cử làm tùy viên văn hóa của Tòa đại sứViệt Nam tại Mỹ.
Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo bị gọi về nước vì chính quyền Sài Gòn đã nghi ngờ, muốn bắt ông. Vì vậy, ông đã đào nhiệm và bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập khác để tổ chức đảo chính ở Sài Gòn vì một lí do vô cùng quan trọng. Theo một tài liệu mà ông nắm được, Mỹ và Nguyễn Khánh đã thỏa thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào 20/2/1965, vì vậy cuộc đảo chính sẽ tiến hành đúng ngày 19/2.
Ngày 20 tháng 2, hội đồng các tướng lĩnh họp ở Biên Hòa. Các tướng cử Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống đảo chính và ra lệnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 giờ.
Ngày 21 tháng 2 năm 1965, các tướng tiếp tục họp tại Biên Hòa, quyết định giải nhiệm Nguyễn Khánh và cử tướng Trần Văn Minh làm Tổng Tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 22 tháng 2 năm 1965, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lệnh bổ nhiệm tướng Nguyễn Khánh làm Đại sứ lưu động (một hình thức trục xuất khỏi nước cho đi lưu vong). Ngày 25 tháng 2 năm 1965, Nguyễn Khánh rời khỏi Việt Nam.
Khi biết tin quyền lãnh đạo đã rơi vào tay các tướng lĩnh khác, Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.
Bị Bắt và qua đời
Sau khi nhậm chức, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quyết định tìm bắt và giết Phạm Ngọc Thảo để trừ hậu họa., nhưng đại tá Phạm Ngọc Thảo phải trốn nhiều nơi, cuối cùng đến trốn trong Đan viện Phước Lý ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, Biên Hòa.
Cuối cùng nơi trú ẩn này cũng bị lộ. Lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 7 năm 1965, khi ông vừa ra khỏi Đan viện Phước Lý thì bị an ninh quân đội mai phục sẵn bắt rồi đưa về một suối nhỏ gần Tam Hiệp, Biên Hòa, định thủ tiêu.
Tuy nhiên Phạm Ngọc Thảo không chết mà chỉ bị ngất vì viên đạn chỉ trúng cằm. Tỉnh dậy, ông cố lết về một nhà thờ. Ông được linh mục Cường, cha tuyên úy của Dòng Nữ tu Đa Minh, Tam Hiệp cứu chữa. Sau đó ông chủ động xin chuyển tới chỗ khác phòng khi An ninh quân đội tới truy tìm, nhưng bị phát giác và ông lại bị an ninh quân đội bắt về Cục an ninh quân đội, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn. Ông bị tra tấn dã man và bị bóp vào hạ bộ đến chết vào đêm 17 tháng 7 năm 1965. Khi đó ông mới 43 tuổi.
Những năm ấy, rất ít người biết Phạm Ngọc Thảo là một nhà tình báo, người ta chỉ biết ông là một sĩ quan có khả năng chính trị và ngoại giao. Sau ngày Việt Nam thống nhất, nhiều đồng đội đã vô cùng chua xót khi thấy mộ ông vẫn chỉ là nấm mồ vô danh. Họ đã sưu tầm tư liệu, đề nghị Nhà nước truy tặng ông danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân... Rất nhiều nước mắt xúc động, cảm thương của những người chiến binh già đã rơi khi kể lại câu chuyện về ông. Năm 1987, Đảng và Nhà nước  truy tặng ông danh hiệu liệt sỹ, với quân hàm đại tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện nay, mộ Phạm Ngọc Thảo được đưa về nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh, trên đồi Lạc Cảnh (huyện Thủ Đức). Mộ ông nằm cạnh mộ những tên tuổi nổi tiếng như Lưu Hữu PhướcPhạm Ngọc ThạchCan Trường...
Phạm Ngọc Thảo được coi là một trong 4 tình báo viên xuất sắc nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam (3 người kia là Phạm Xuân ẨnVũ Ngọc Nhạ và Lê Hữu Thúy. Một số người còn cho ông là điệp viên xuất sắc nhất.
Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: "anh Phạm Ngọc Thảo đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong công tác cách mạng của chúng ta"




AHLLVTND-Thiếu Tướng Phạm Xuân Ẩn: "Nhiệm vụ được giao cho Phạm Ngọc Thảo khác với nhiệm vụ của tôi. Ông ấy có nhiệm vụ làm mất ổn định của chế độ Diệm và vạch âm mưu đảo chính, còn tôi là một nhà tình báo chiến lược. Nhiệm vụ của ông Phạm Ngọc Thảo nguy hiểm hơn nhiệm vụ của tôi rất nhiều"
Trong dòng đề tựa trong cuốn Ván Bài Lật Ngữa, nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý đã trân trọng viết "Tưởng nhớ anh Chín T. và những người đã chiến đấu hy sinh thầm lặng". Ông đã sử dụng chính hình tượng của Phạm Ngọc Thảo để xây dựng nhân vật Nguyễn Thành Luân trong tiểu thuyết của mình. Tiểu thuyết này sau được dựng thành phim rất ăn khách (vai Nguyễn Thành Luân do diễn viên Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín đảm nhiệm).
ảnh trong phim Ván Bài Lật Ngửa do diễn viên Nguyễn Chánh Tín thủ vai nhân vật Nguyễn Thành Luân-một hình mẫu của Đại Tá-AHLLVTND Phạm Ngọc Thảo

Giờ đây ông đã đi xa, nhưng những gì ông để lại thật khiến mọi người trong chúng ta nể phục, một con người gan dạ, anh hùng, trí tuệ và trên cả là một tấm lòng yêu Tổ Quốc.Tấm gương này đáng được thế hệ trở hiện nay và mai sau học tập!
Luôn biết ơn người anh hùng của Dân Tộc Việt Nam!.
                                                   THÔNG CHÁNH
                                        ( Bài viêt có tham khảo tài liệu )

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa bàn giao nhiệm vụ trước khi nghỉ hưu

Chiều 24.4, UBND tỉnh đã tổ chức lễ bàn giao nhiệm vụ của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa trước khi nghỉ hưu theo quy định. Tham dự buổi bàn giao có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thị Xuân Hồng; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành…
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Quang Thích ký biên bản bàn giao.
Theo đó, kể từ ngày 1.5.2014, đồng chí Cao Khoa sẽ nghỉ hưu theo quy định. Đồng chí Lê Quang Thích-Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh sẽ tiếp nhận bàn giao và xử lý những công việc, lĩnh vực mà đồng chí Cao Khoa phụ trách như: Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước; công tác tổ chức cán bộ; thanh tra, tư pháp, quốc phòng an ninh; công tác nội chính; phát triển nguồn nhân lực, giao thông vận tải…


Phát biểu tại buổi bàn giao, đồng chí Cao Khoa- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã cảm ơn Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh, các sở, ngành, địa phương thời gian qua, đã tạo mọi điều kiện để cho đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong cương vị Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa cho rằng:" mặc dù thời gian qua, tình hình kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh đạt được những kết quả đáng mừng, đặc biệt công tác thu hút đầu tư đã tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ…"

(Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa)

                    (Bài viết tham khảo tác giả  M.Toàn)
                          (www.baoquangngai.vn)




AHLLVTND-THIẾU TƯỚNG PHẠM XUÂN ẨN: NHÂN VẬT CỦA THẾ KỶ

Phạm Xuân Ẩn là người đầu tiên chúng tôi gởi anh sang Mỹ để học biết cái văn hóa của những người thay thế Pháp làm kẻ thù của chúng tôi ... Phạm Xuân Ẩn là một người toàn hảo cho công tác này. Đó là một việc làm thành công lớn của chúng tôi... Phạm Xuân Ẩn có được những nguồn tin tốt nhất và được phép tiếp cận các thông tin mật. Sau chiến tranh, chúng tôi phong tướng cho Phạm Xuân Ẩn và danh hiệu Anh hùng Quân đội Nhân dân. Không cần phải nói thêm những chi tiết gì nữa, chỉ điều ấy thôi cũng đủ nói lên tầm quan trọng của những gì Phạm Xuân Ẩn đã làm cho quê hương của anh." -Đại Tướng Mai Chí Thọ
      Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân-Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn
Phạm Xuân Ẩn (12 tháng 9 năm 1927 - 20 tháng 9 năm 2006) là một thiếu tướng tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam với biệt danh X6Trần Văn Trung hayHai Trung. Ông từng là nhà báo và phóng viên cho Reuters, tạp chí TIME.......
Phạm Xuân Ẩn sinh năm 1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, tỉnh Đông Nai trong gia đình một viên chức cao cấp của chính quyền thuộc địa. Quê gốc của ông tại Hải Dương. Gia đình ông chuyển đến sống tại Huế khi cụ nội của ông là nghệ nhân kim hoàn được gọi vào Kinh Đô để chế tác đồ vàng bạc cho triều đình. Ông nội của Phạm Xuân Ẩn là hiệu trưởng một trường nữ sinh ở Huế, đã được Vua ban Kim khánh. Cha của ông là một kỹ sư công chánh cao cấp tại Sở Công chánh, làm công tác trắc địa trên khắp miền Nam. Ông được sinh tại Nhà thương Biên Hòa, do chính các bác sĩ Pháp đỡ đẻ. Tuy là một viên chức cao cấp, nhưng cha của ông không nhập quốc tịch Pháp.


Ông được  phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 15 tháng 1 năm 1976.













Trong công tác tình báo, để có thể đi khắp nơi và tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất, tháng10 năm 1957, theo sự chỉ đạo của Đại Tướng Mai Chí Thọ và ông Trần Quốc Hương (Mười Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương) Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ học ngành báo chí tại Quận Cam, California, trong hai năm (1957-1959) và là người Việt Nam đầu tiên sang học báo chí tại Quận Cam.
Từ khi ở Mỹ về nước cho đến năm 1975, với vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và người của CIA, Phạm Xuân Ẩn đã có được mọi nguồn tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và cơ quan tình báo.
Những tin tức và phân tích tình báo chiến lược của Phạm Xuân Ẩn được bí mật gửi cho bộ chỉ huy quân sự ở miền Bắc thông qua trung ương cục miền nam.Chúng sống động và tỉ mỉ đến mức người ta kể rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã reo lên: Chúng ta đang ở trong phòng hành quân của Hoa Kỳ. Tổng cộng, Phạm Xuân Ẩn đã gửi về căn cứ 498 báo cáo bao gồm tài liệu nguyên gốc đã được sao chụp, các thông tin mà ông thu lượm cùng phân tích và nhận định của bản thân.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nhà báo chứng kiến sự kiện xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng dinh Độc Lập. Đến thời điểm đó cũng như một vài tháng sau, các đồng nghiệp phóng viên và những người thuộc chính quyền cũ cũng như chính quyền mới vẫn chưa biết ông là một điệp viên cộng sản. Khi đó vợ con của ông đã rời khỏi Việt Nam theo chính sách sơ tán của Mỹ, theo kế hoạch của miền Bắc, ông sẽ được gửi sang Mỹ để tiếp tục hoạt động tình báo. Tuy nhiên, ông đã đề nghị cấp trên cho ngừng công tác do đã hoàn thành nhiệm vụ. Kế hoạch thay đổi, vợ con ông đã phải mất một năm để quay lại Việt Nam theo đường vòng: Paris - Moskva - Hà Nội - Sài Gòn.
Năm 2002, ông về hưu. Nhưng cho tới sáu tháng trước khi qua đời, Phạm Xuân Ẩn vẫn đóng vai trò như một cộng tác viên của tình báo Việt Nam. Ông tham gia vào việc bình luận và đánh giá các tài liệu của Tổng cục Tình báo (Tổng cục 2, trực thuộc Bộ Quốc phòng).
Phạm Xuân Ẩn (phải) gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1976
Các huân chương, huy chương ông đã được tặng thưởng:
Ông Trần Quốc Hương (Mười Hương), nguyên Bí thư BCH Trung ương Đảng, Chỉ huy Mạng lưới tình báo chiến lược, Trưởng ban Nội chính Trung ương“Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên có tầm nhìn chiến lược, sáng tạo, có óc hài hước và tài ngoại giao đặc biệt. Với tài năng thu phục nhân tâm và khả năng khai thác thông tin xuất chúng đã khám phá ra những kế hoạch vô cùng quan trọng ở cấp cao nhất của quân đội, tình báo Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Tôi từng được báo cáo lại sau khi đọc các tài liệu mật của Ẩn gửi về, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các tướng lĩnh đã xúc động: “Đọc báo cáo của Hai Trung mà có cảm tưởng như đang ở ngay trong đầu não chỉ huy tác chiến của Mỹ”.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại tang lễ của Thiếu Tướng Phạm Xuân Ẩn.

Lúc 11h20 ngày 20 tháng 9 năm 2006, Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn đã qua đời tại Quân y viện 175, TP. Hồ Chí Minh sau một thời gian lâm trọng bệnh, hưởng thọ 80 tuổi. Tang lễ được tổ chức vào ngày 23 tháng 9 năm 2006 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam. Có hơn 300 đoàn khách trong nước và quốc tế đã đến viếng ông.

Ông ra đi để lại một bài học vô giá cho các thế hệ sau, một lòng yêu nước trung kiên và một con người đầy nhân cách.
                                                                       (THÔNG CHÁNH)
                                                            (có tham khảo tài liệu và hình ảnh)